Phòng chống ngộ độc cá Nóc

Chiều ngày 06/03/2025 Đoàn công tác của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Phú Tân kiểm tra xử lý sau vụ ngộ độc cá nóc.

   Về nguyên nhân ngộ độc cá nóc, ngày 03/3/2025, ông N.V.L sinh năm 1965 địa chỉ Khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau tổ chức nhậu tại nhà của mình  cùng ông N.H.C, ông N.V.T và 4 người khác. Trong bữa nhậu, chỉ có 3 người cùng ăn cá nóc. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, ông N.V.T có biểu hiện mệt , khó thở, nôn ói, tím tái mặt, tiểu tiện không tự chủ và được người nhà đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ngay sau đó, ông N.H.C và ông N.V.L cũng xuất hiện triệu chứng như ông T và nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện.

   Trước đó  ngày 01/3/2025, bà T.N.L, sinh năm 1956 cùng địa chỉ cũng ngộ độc do ăn cá nóc.

   Sau khi được cấp cứu hồi sức tích cực đến nay sức khỏe của các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang theo dõi tích cực.

Hình ảnh đoàn công tác tuyên truyền người dân không ăn cá Nóc

                                                    Hình ảnh đoàn công tác tuyên truyền người dân không ăn cá Nóc

   *Để phòng ngừa không bị ngộ độc thực phẩm do ăn cá nóc. Trung tâm Y tế Phú Tân khuyến cáo người dân các biện pháp sau:

  1. Không đánh bắt, bán cá nóc và các sản phẩm từ cá nóc.
  2. Loại bỏ cá nóc trước khi chế biến các sản phẩm từ cá.
  3. Người đánh bắt hải sản phải cam kết trước cơ quan quản lý về sản phẩm cá của mình là không có các nóc.
  4. Không ăn cá nóc với bất kể hình thức nào.

       5.Để tránh không bị ngộ độc thực phẩm người dân không nên kinh doanh cá nóc hoặc tránh mua cá nóc, tuyệt đối không chế biến cá nóc làm thực phẩm, không ăn cá nóc để tránh ngộ độc.

  1. Nếu ăn phải cá Nóc cần chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở Y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

< Trở lại